Kỹ thuật chụp X – quang nghiêng là phương pháp bổ sung cho kỹ thuật chụp X quang tim phổi thẳng, giúp các bác sĩ có thêm căn cứ để chẩn đoán những vấn đề liên quan đến tim phổi.
Chụp X quang tim phổi nghiêng là gì?
Chụp X quang tim phổi nghiêng là kỹ thuật chụp x- quang thông thường, thông qua nguyên lý hoạt động của tia X, giúp ghi lại hình ảnh tim, phổi, đường thở, các bộ phận bên trong lồng ngực.
Có 2 loại chụp X quang tim phổi là chụp thẳng và chụp nghiêng. Trong đó, kỹ thuật chụp nghiêng giúp bổ sung kết quả cho phim chụp thẳng, giúp các bác sĩ có thêm căn cứ để chẩn đoán các bệnh lý về tim phổi.
Cách chụp X quang tim phổi nghiêng:
- Bác sĩ chuyên khoa nhận giấy chỉ định chụp X quang từ bệnh nhân, tiến hành xác định và đối chiếu cơ quan cần chụp với chẩn đoán lâm sàng.
- Điều chỉnh tấm chụp, bóng cách tấm chụp 1,5m.
- Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân đứng nghiêng, hai tay giơ cao lên đầu, bên ngực cần chụp áp sát vào phim.
- Kỹ thuật viên điều chỉnh tia trung tâm vào vị trí ở bờ dưới hõm nách mức D6.
- Dính chữ (F) vào tấm cảm biến kỹ thuật số tương ứng với bên phải bệnh nhân.
- Ghi họ tên, tuổi bệnh nhân vào máy, chọn chương trình trên máy tương ứng với cơ quan cần chụp.
- Kỹ thuật viên điều chỉnh
- Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân cần hít sâu và nín thở một khoảng ngắn.
- Đóng cửa phòng chụp và phát ra tia X quang.
- Bệnh nhân ra phòng chờ lấy kết quả.
- Bên trong các bác sĩ cần điều chỉnh độ tương phản, kiểm tra sự cân đối các hình ảnh trên phim chụp.
- Tiến hành in phim
- So sánh các tiêu chuẩn phim đạt yêu cầu.
Ưu điểm của chụp X quang phổi
- Nhanh chóng.
- Chi phí thấp.
- Nhìn được toàn thể 2 lá phổi, bóng tim, lồng ngực.
- Nhìn thấy các tổn thương đủ lớn, không bị che lấp trên hai lá phổi.
- Khuyết điểm
- Không thấy được các tổn thương nhỏ hoặc ở giai đoạn sớm trên hai lá phổi.
- Tổn thương phổi có thể bị che bởi bóng tim, xương sườn.
- Khó phát hiện được những tổn thương tại những vị trí khó quan sát như hai đỉnh phổi.
- Không thấy rõ được những đặc tính bên trong của tổn thương.
Tia X sử dụng trong chụp x quang tim phổi rất độc hại, do đó cần được tiến hành trong điều kiện an toàn về mặt kỹ thuật cũng như trang thiết bị chụp.
Ngày nay, các thiết bị chụp X- quang ngày càng được cải tiến, giảm thiểu sự hấp thu tia X đối với bệnh nhân và kỹ thuật viên nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng hình ảnh. Bạn nên tìm đến những phòng khám, cơ sở y tế sử dụng các loại máy chụp X – quang kỹ thuật số để có thể có được những chẩn đoán tốt nhất.